Đề án xác định đến năm 2030, tổ chức thực hiện và phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể như sau:
Đối với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa:
- Cải tạo 100% các điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa chính;
- Cải tạo các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa ở mức cao trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
Đối với phương tiện thủy:
- 100% phương tiện thủy nội địa được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị thông tin liên lạc VHF và được đăng ký, đăng kiểm theo quy định.
- 100% phương tiện thủy chở khách ngang sông được trang bị đầy đủ áo phao và dụng cụ nổi cầm tay cho hành khách trên phương tiện theo quy định.
Đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, người tham gia giao thông đường thủy nội địa:
- 100% thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
- 100% người tham gia giao thông đường thủy nội địa, chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng, người lái phương tiện và người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- 100% học sinh, sinh viên thường xuyên đi học bằng phương tiện thủy được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và được trang bị các kỹ năng cần thiết bảo đảm an toàn tính mạng khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Theo nội dung Đề án, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu là:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch và cơ chế, chính sách;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
- Nghiên cứu, phát triển đóng mới các mẫu phương tiện đường thủy nội địa có tính năng an toàn cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện từng vùng miền;
- Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo và thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- Tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở các quy định của pháp luật; phát triển cảng, cơ sở công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện;
- Tăng cường công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa, đặc biệt tại các tỉnh chưa thành lập cảng vụ đường thủy nội địa; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo ở địa phương có liên quan đến công tác trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Về tổ chức thực hiện, bên cạnh trách nhiệm của các bộ ngành trung ương, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được nêu chi tiết:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai, quản lý hoạt động của bến khách ngang sông; họp chợ, làng chài, nuôi trồng thủy sản, đăng, đáy cá, xây dựng công trình và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng các bến tạm giữ phương tiện thủy.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định và công bố danh mục các tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã phối hợp với Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải, các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn.
- Chỉ đạo tổ chức đăng ký, quản lý phương tiện thủy theo quy định của pháp luật; xây dựng các quy định về quản lý phương tiện thủy thô sơ, phương tiện được miễn đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Bố trí ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để thực hiện các nội dung của Đề án thuộc nhiệm vụ chi của địa phương.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho Thanh tra chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa; quy hoạch, xây dựng các bên lưu giữ phương tiện vi phạm.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các bến khách ngang sông ở khu vực nơi có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Thực hiện các nội dung khác có liên quan thuộc Đề án.
Tại Phụ lục Chương trình, dự án đầu tư kèm theo Đề án, đáng lưu ý là nội dung Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo và thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phân kỳ thực hiện chỉ trong giai đoạn 2019-2020 từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa.
Quyết định phê duyệt Đề án có hiệu lực kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Chi tiết nội dung Quyết định 418/QĐ-TTg được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
Tác giả bài viết: Lê Anh Tuấn - KHTC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn