Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa

Thứ hai - 08/02/2021 08:53
Ngày 28/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Nghị định gồm 7 Chương 70 Điều, quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; quản lý hoạt động của phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đường thủy nội địa
Toàn cảnh khu vực cầu tàu tại xã đảo Nhơn Châu
Toàn cảnh khu vực cầu tàu tại xã đảo Nhơn Châu
Về tổ chức quản lý, Khoản 1 Điều 5 Nghị định nêu rõ:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không sử dụng nguồn vốn Nhà nước quyết định tổ chức quản lý, bảo trì công trình theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết nội dung quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bao gồm các nội dung: Công tác quản lý; bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ, đột xuất, khắc phục công trình bị hư hỏng; các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng hiện có của công trình; bổ sung, thay thế báo hiệu, bộ phận công trình và các thiết bị gắn với công trình; lập hồ sơ theo dõi công trình, vật chướng ngại; hoạt động bảo đảm an toàn giao thông và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về tổ chức thực hiện, bên cạnh trách nhiệm của các bộ ngành trung ương, Nghị định quy định chi tiết về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại Điều 64, gồm:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức quản lý, khai thác bến khách ngang sông; thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng; bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
2. Tổ chức quản lý đối với sông, kênh, hồ, đầm, phá trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng, công bố mở luồng mà có hoạt động vận tải nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
3. Ưu tiên bố trí đất xây dựng cảng, bến thủy nội địa bảo đảm ổn định. Chỉ đạo các cơ quan tham mưu tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, kinh doanh cảng, bến thủy nội địa được giao đất, cho thuê đất, lập hồ sơ đề nghị công bố hoạt động theo quy định.
4. Tổ chức giải tỏa các bến tập kết, xếp dỡ hàng hóa không đủ điều kiện để công bố hoạt động và các công trình, nhà hàng nổi, khách sạn nổi hoạt động trái quy định.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
6. Chỉ đạo, tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
7. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện:
a) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
b) Lập danh bạ luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý, bến khách ngang sông trên địa bàn địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi trách nhiệm;
c) Tổ chức lực lượng Thanh tra giao thông thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2021, chi tiết nội dung được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Tác giả bài viết: Lê Anh Tuấn - KHTC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

78/KL-TTr

Kết luận thanh tra Việc chấp hành các quy định về đào tạo, sát hạch lái xe tại Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ

lượt xem: 190 | lượt tải:120

1005/SGTVT-VP

Về việc sử dụng tiết kiệm điện

lượt xem: 225 | lượt tải:72

179/SGTVT-VT

V/v chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

lượt xem: 355 | lượt tải:201

751/QĐ-SGTVT

Về việc xử lý thu hồi phù hiệu phương tiện vi phạm tốc độ thông qua dữ liệu trích xuất từ Hệ thống thiết bị giám sát hành trình

lượt xem: 414 | lượt tải:147

2291/SGTVT-VT

V/v đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh

lượt xem: 516 | lượt tải:0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay3,201
  • Tháng hiện tại78,580
  • Tổng lượt truy cập8,029,857
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây